Quy định về bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
Quy định về bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
Tại Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư.
- Ưu đãi đầu tư được bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật;
b) Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
- Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền cấp có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có). Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
c) Nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.
- Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chủ đề liên quan:
- Sử dụng ngôn ngữ trong hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư trong Nghị định 31/2021
- Quyết định hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động thực hiện 3 tại chỗ
- Trường hợp xử lý hồ sơ giả mạo theo Điều 7 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ
- Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư theo Nghị Định 31/2021
- Quy định về bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư
- Nghị Định 31/2021 và trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư
- 06 chính sách mới về BHXH, tuổi nghỉ hưu năm 2022 cần quan tâm
Hỗ trợ khách hàng

0938188889 - 0387696666
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 2022
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài và quy trình, giấy tờ ...
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài của luật sư chúng tôi
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp của luật sư chúng tôi
- Dịch vụ bảo hộ sáng chế của đội ngũ luật sư chúng tôi
- Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của luật sư chúng tôi
- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả