Banner

Đất không có lối đi là thế nào? Có giao dịch được không?

Đất không có lối đi theo  Điều 254 Bộ Luật Dân sự quy định về lối đi như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo quy định nêu trên thì người mua đất không có đường đi có quyền yêu cầu chủ đất bao bọc phần đất đó mở lối đi. Bạn cần đặt vấn đề, thương lượng để mua lại hoặc chừa một phần đất của bất động sản vây bọc nhằm làm đường. Để thỏa thuận được, bạn cần thương lượng về vấn đề mở đường và đền bù hoặc giá mua lại đoạn đường đó.

Thủ tục cần có và cần làm:

Để giải quyết lối đi cho thửa đất thì cần phải có sự đồng ý của chủ đất bao bọc nhượng lại một phần đất làm lối đi. Và như vậy, việc đầu tiên cần phải làm đó là thỏa thuận. Thỏa thuận này thường bao gồm chi phí xây dựng, tiền đền bù, diện tích đất làm đường đi thì phải Đăng ký biến động đất đai
Việc đăng ký biến động đất đai là để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng với phần đất đó.Để thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước, người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Giấy tờ đăng ký biến động đất đai;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên liên quan;
– Thỏa thuận của các bên liên quan trong việc mở lối đi chung;
– Bản vẽ thể hiện kích thước, vị trí của bất động sản.
Hồ sơ này sẽ được gửi đến văn phòng đăng ký đất đai, chuyên viên phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra, cập nhật hồ sơ địa chính trên cơ sở dữ liệu đất đai.
Trong trường hợp xấu, yêu cầu mở lối đi chung không được sự đồng ý của các chủ đất bao bọc thì cần phải làm đơn yêu cầu giải quyết và gửi đến tòa án, yêu cầu tòa án can thiệp và xác định lại.

 

 

Chủ đề liên quan: