Banner

Đăng ký sáng chế và thủ tục cần thiếtm điểu kiện để được đăng ký sáng chế

Sáng chế là gì? 

Sáng chế là quá trình tạo ra, phát triển và áp dụng những ý tưởng mới hoặc cải tiến đột phá vào việc tạo ra các sản phẩm, quy trình, dịch vụ hoặc công nghệ mới. Đây là một quá trình sáng tạo và đôi khi liên quan đến việc tìm ra những giải pháp độc đáo cho các vấn đề hiện tại hoặc cải thiện những sản phẩm, quy trình, dịch vụ hiện có.

Sáng chế có thể xuất phát từ các cá nhân, nhóm người, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Người sáng chế thường nỗ lực để tạo ra những ý tưởng đột phá và đổi mới, và sau đó thực hiện các bước tiếp theo như nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và triển khai để biến ý tưởng thành hiện thực.

Một sáng chế có thể là một sản phẩm công nghệ mới, một quy trình sản xuất hiệu quả hơn, một phương pháp giải quyết vấn đề mới, hoặc một dịch vụ sáng tạo. Sáng chế có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời cũng có thể đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Để khuyến khích sáng chế, các quốc gia và tổ chức thường thiết lập các chính sách, luật bảo hộ sáng chế và hỗ trợ tài chính để đảm bảo người sáng chế được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và có điều kiện để phát triển ý tưởng của mình


Cơ sở pháp lý đăng ký bảo hộ sáng chế

Để có thể tìm hiểu chi tiết về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu/khách hàng cần tham khảo 1 số văn bản sau đây:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi/bổ sung năm 2009; 2022)

– Thông tư 263/2016/TT-BTC lệ phí đăng ký sở hữu công nghiệp

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– Thông tư 05/2013/TT-BKHCN;

– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.


Chủ thể đáp ứng các điều kiện sau đây có quyền đăng ký sáng chế, cụ thể như sau:

– Sáng chế được tạo ra bằng chính công sức và chi phí của người sáng chế;

– Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh phí, các phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác);

– Cá nhân, tổ chức cùng nhau thực hiện tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sản phẩm sáng chế đó thì đều có quyền đăng ký;

– Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc từ kinh phí của ngân sách nhà nước;

– Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ đầu tư toàn bộ từ kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật thì khi đó quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước;

– Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn sẽ thuộc về Nhà nước;

– Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở có sự hợp tác, nghiên cứu giữa đơn vị là tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ đóng góp của cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc hợp tác đó.

– Tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê việc với tác giả hoặc nơi tác giả làm việc, làm công. Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê/ hợp đồng lao động không chứa các thỏa thuận khác, tổ chức, cá nhân đó được hiểu hiển nhiên là chủ sở hữu sáng chế;

– Tổ chức, cá nhân khác được tác giả chuyển nhượng hoặc tặng, cho quyền sở hữu, được lập thành văn bản.

Các chủ thể này có thể lựa chọn cách đăng ký bản quyền sáng chế phù hợp với điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của mình. 


Điều kiện đăng ký sáng chế như thế nào?

Sáng chế được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:


Sáng chế có trình độ sáng tạo

+ Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

+ Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.


Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.


Sáng chế có tính mới

+ Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

+ Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

+ Quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật SHTT cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.


Chủ đề liên quan: