Giải ngân FDI 6 tháng đầu năm đạt 5,4 tỷ USD
Báo cáo
đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2010 vừa được Cục Đầu tư nước ngoài
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phát đi hôm nay, 23/6, cho thấy khu vực FDI vẫn
đang tiếp tục đạt được những chỉ số khá tốt, trên cả góc độ giải ngân và
thu hút vốn.
Cụ thể, giải ngân vốn FDI trong tháng 6 đã tăng thêm 900 triệu USD, đưa con số này của 6 tháng đầu năm lên mức 5,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ. Như vậy, bình quân mỗi tháng từ đầu năm đến nay, giải ngân vốn FDI của Việt Nam vẫn duy trì khoảng 900 triệu USD.
Đặt trong bối cảnh thâm hụt thương mại 6 tháng đã vào khoảng trên 6,5 tỷ USD, giải ngân vốn FDI có nhiều hơn ý nghĩa vốn có là thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam, khi tiếp tục là nguồn bù đắp cho phần thâm hụt khá lớn này.
Trong khi đó, thu hút đầu tư nước ngoài vẫn duy trì sự khởi sắc ở chỉ tiêu về thu hút vốn đăng ký mới. Trong tháng 6, đã có 78 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD. Tổng cộng trong 6 tháng qua, đã có 438 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn cam kết đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, chỉ bằng 80% về số dự án nhưng tăng tới 43% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ 2009.
Nhưng, lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tăng thêm không tăng tương ứng. Trong tháng 6, chỉ có 14 dự án đăng ký tăng vốn với tổng giá trị cam kết đạt 122 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm, đã có 121 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 525 triệu USD, bằng khoảng 59% về số dự án và gần 11% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Nếu tính cả cấp mới và tăng vốn, trong nửa đầu đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký số vốn 8,43 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, bằng khoảng 81% cùng kỳ năm trước.
Cùng với kết quả trên, tính hình sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI kể cả dầu thô 6 tháng đầu năm ước đạt 17,2 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Nếu không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ.
Giá trị kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI cũng gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm, ước đạt 16,1 tỷ USD, tăng xấp xỉ 49% so với cùng kỳ.
Như vậy, khu vực doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Nếu không kể dầu thô, khối này nhập siêu khoảng 1,5 tỷ USD.
(VnEconomy)Cụ thể, giải ngân vốn FDI trong tháng 6 đã tăng thêm 900 triệu USD, đưa con số này của 6 tháng đầu năm lên mức 5,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ. Như vậy, bình quân mỗi tháng từ đầu năm đến nay, giải ngân vốn FDI của Việt Nam vẫn duy trì khoảng 900 triệu USD.
Đặt trong bối cảnh thâm hụt thương mại 6 tháng đã vào khoảng trên 6,5 tỷ USD, giải ngân vốn FDI có nhiều hơn ý nghĩa vốn có là thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam, khi tiếp tục là nguồn bù đắp cho phần thâm hụt khá lớn này.
Trong khi đó, thu hút đầu tư nước ngoài vẫn duy trì sự khởi sắc ở chỉ tiêu về thu hút vốn đăng ký mới. Trong tháng 6, đã có 78 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD. Tổng cộng trong 6 tháng qua, đã có 438 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn cam kết đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, chỉ bằng 80% về số dự án nhưng tăng tới 43% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ 2009.
Nhưng, lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tăng thêm không tăng tương ứng. Trong tháng 6, chỉ có 14 dự án đăng ký tăng vốn với tổng giá trị cam kết đạt 122 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm, đã có 121 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 525 triệu USD, bằng khoảng 59% về số dự án và gần 11% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Nếu tính cả cấp mới và tăng vốn, trong nửa đầu đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký số vốn 8,43 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, bằng khoảng 81% cùng kỳ năm trước.
Cùng với kết quả trên, tính hình sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI kể cả dầu thô 6 tháng đầu năm ước đạt 17,2 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Nếu không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ.
Giá trị kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI cũng gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm, ước đạt 16,1 tỷ USD, tăng xấp xỉ 49% so với cùng kỳ.
Như vậy, khu vực doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Nếu không kể dầu thô, khối này nhập siêu khoảng 1,5 tỷ USD.
Chủ đề liên quan:
- So sánh Điều 48 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 88 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- Chỉ mua sản phẩm kit test COVID-19 nằm trong danh mục Bộ Y tế cấp phép lưu hành
- Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô Trong tiến trình xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế
- So sánh Điều 40 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 35 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 90 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- Năm 2010, thu hút FDI đặt mục tiêu tăng 10%
Hỗ trợ khách hàng
LUẬT SƯ HỖ TRỢ
0938188889 - 0387696666
0938188889 - 0387696666
Chứng chỉ năng lực xây dựng và dịch vụ xin cấp và gia hạn
Chứng chỉ năng lực xây dựng có gia hạn được không? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Theo quy định tại ...