Giải pháp nào cho làng nghề thời khủng hoảng: Quảng bá thương hiệu – thiếu và yếu
Là những làng nghề có danh tiếng, sản phẩm xuất hiện ở rất nhiều nơi, nhưng việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cho làng nghề ở nhiều nơi còn khá yếu ớt.
“Hữu xạ co tự nhiên hương”?
Lấy truyền thống trăm năm, nghìn năm để thay thế cho việc quảng bá thương hiệu làng nghề là nếp nghĩ của khá nhiều người làm nghề thủ công. Theo họ, vì đã có truyền thống lâu đời nên sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của làng nghề mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của cách làm này chưa thấm tháp gì.
Đơn cử như làng gỗ Chàng Sơn (Thạch Thất) có truyền thống ca nghìn năm nay với những sản phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến, trong đó tiêu biểu là nhóm 18 pho tượng La Hán đặt tại chùa Tây Phương. Năm 2008, làng nghề Chàng Sơn còn được xếp là một trong 7 xã có làng nghề tiêu biểu của cả nước.
Đặc biệt, nghệ nhân Dương Văn Mơ của làng còn làm ra được chiếc quạt gỗ rộng 9 mét, cao 1,8 mét được trưng bày tại Hội chợ hoa Hà Nội năm 2008 và được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam.
Đi vào thơ ca, vào sách, báo, thế nhưng thực tế thương hiệu Chàng Sơn được biết đến còn khá ít. Bởi công tác quảng bá thương hiệu còn hạn chế. Tra cứu trên internet mới chỉ có vài hộ gia đình quảng cáo sản phẩm trên các website: ebay.com, rongbay.com... Còn website riêng cho cả làng nghề thì chưa có.
Nghệ nhân Lê Bá Chung, Chủ tịch Hiệp hội vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ cho biết: “Ý tưởng xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm rộng rãi cho làng nghề đã được chúng tôi nung nấu từ trước khi thành lập HTX.
Tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn, nhất là về tài chính cho nên bây giờ vẫn đang trong quá trình xúc tiến. Chúng tôi đã đề nghị sự giúp đỡ của phòng kinh tế, Sở Công thương, UBND xã giúp đỡ các thủ tục, hy vọng sẽ nhanh chóng hoàn tất”.
Nghệ nhân Lê Văn Vòng nói thêm: “Hiện tại, trong khi chờ đợi “kênh” chính thức của làng nghề thì chúng tôi mới chỉ quảng cáo nhờ trên website của công ty của một người cháu”. Trong khi đó, sản phẩm quỳ vàng Kiêu Kỵ có mặt ở hầu hết nhiều công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu của cả nước như: Sơn son thếp vàng ở cố đô Huế, tượng Phật ở quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình), rồi Đền Hùng...
Tất cả đều do bàn tay khéo léo, tinh tế của người thợ Kiêu Kỵ. Ông Nguyễn Hữu Thường, chủ một hộ sản xuất đồ gỗ ở làng nghề Phú Hòa (Thạch Thất) chia sẻ: “Bây giờ vẫn cứ nhờ vào việc nghe tiếng tăm, người nọ truyền người kia để giới thiệu sản phẩm của mình thôi chứ làm quảng bá lớn thì còn xa lắm”.
Xây dựng thương hiệu – yếu và thiếu
Trong số các làng nghề, có lẽ Vạn Phúc là làng nghề “nhanh chân” trong việc xây dựng thương hiệu. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề cho biết: Từ năm 2006 Hiệp hội đã phối hợp với HTX lụa Vạn Phúc đăng ký bảo vệ thương hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ cho sản phẩm lụa Vạn Phúc mang tên “Lụa Hà Đông”.
Bước chân vào cổng làng Vạn Phúc, du khách có thể thấy ngay logo của thương hiệu trên biển chào. Ngoài ra, làng lụa còn có website riêng để quáng bá cho sản phẩm lụa.
Là một nghệ nhân và cũng là Chủ tịch Hiệp hội làng nghề, ông Chỉnh đã tìm cách đưa tên cơ sở sản xuất của mình lên biên lụa (tháng 4/2008) và hiện đang tìm hướng triển khai rộng ra toàn bộ hiệp hội. Khi đó, mỗi vuông lụa hay mỗi sản phẩm may sẵn đều có thương hiệu lụa Hà Đông trên đó. Tuy nhiên, hiện công việc này vẫn gặp khá nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư.
Còn nghệ nhân Nguyễn Thư Viện thì lại đầy trăn trở về việc tạo thương hiệu cho đồ gỗ Chàng Sơn. Ông Viện cho hay, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã giúp đỡ, tạo dựng quan hệ để các hộ sản xuất ở Chàng Sơn mang sản phẩm ra trưng bày tại Mê Linh Plaza. Tuy nhiên, do khó khăn chung của nền kinh tế nên sản phẩm không chạy lắm.
Hơn nữa, sau 3 tháng các hộ phải trả phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm. Vì thế, việc quảng bá sản phẩm gặp không ít khó khăn. Về chiến lược dài hơi hơn là xây dựng thương hiệu độc quyền và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là internet (qua các website) thì vẫn còn cả một chặng đường dài.
Một trong những nguyên nhân của khó khăn trên là sản xuất trong các làng nghề nặng hiện còn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm. Thế nên, để xây dựng thương hiệu chung không phải chuyện dễ.
Bà Phạm Thị Thúy, chủ doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ Khánh Linh ở làng đồ gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng – Hải Dương) cho biết: “Hiện nay tôi đang phải học thêm ngoại ngữ và maketing, chuẩn bị cho việc thành lập một website để giới thiệu sản phẩm.
Đồ gỗ mỹ nghệ Đông Giao có ưu thế là 80 % làm thủ công nên khá tinh xảo, có hồn. Vì thế, lập website không chỉ để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng trong nước mà còn ra thế giới”.
“Hữu xạ co tự nhiên hương”?
Lấy truyền thống trăm năm, nghìn năm để thay thế cho việc quảng bá thương hiệu làng nghề là nếp nghĩ của khá nhiều người làm nghề thủ công. Theo họ, vì đã có truyền thống lâu đời nên sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của làng nghề mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của cách làm này chưa thấm tháp gì.
Đơn cử như làng gỗ Chàng Sơn (Thạch Thất) có truyền thống ca nghìn năm nay với những sản phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến, trong đó tiêu biểu là nhóm 18 pho tượng La Hán đặt tại chùa Tây Phương. Năm 2008, làng nghề Chàng Sơn còn được xếp là một trong 7 xã có làng nghề tiêu biểu của cả nước.
Đặc biệt, nghệ nhân Dương Văn Mơ của làng còn làm ra được chiếc quạt gỗ rộng 9 mét, cao 1,8 mét được trưng bày tại Hội chợ hoa Hà Nội năm 2008 và được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam.
Đi vào thơ ca, vào sách, báo, thế nhưng thực tế thương hiệu Chàng Sơn được biết đến còn khá ít. Bởi công tác quảng bá thương hiệu còn hạn chế. Tra cứu trên internet mới chỉ có vài hộ gia đình quảng cáo sản phẩm trên các website: ebay.com, rongbay.com... Còn website riêng cho cả làng nghề thì chưa có.
Nghệ nhân Lê Bá Chung, Chủ tịch Hiệp hội vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ cho biết: “Ý tưởng xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm rộng rãi cho làng nghề đã được chúng tôi nung nấu từ trước khi thành lập HTX.
Tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn, nhất là về tài chính cho nên bây giờ vẫn đang trong quá trình xúc tiến. Chúng tôi đã đề nghị sự giúp đỡ của phòng kinh tế, Sở Công thương, UBND xã giúp đỡ các thủ tục, hy vọng sẽ nhanh chóng hoàn tất”.
Nghệ nhân Lê Văn Vòng nói thêm: “Hiện tại, trong khi chờ đợi “kênh” chính thức của làng nghề thì chúng tôi mới chỉ quảng cáo nhờ trên website của công ty của một người cháu”. Trong khi đó, sản phẩm quỳ vàng Kiêu Kỵ có mặt ở hầu hết nhiều công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu của cả nước như: Sơn son thếp vàng ở cố đô Huế, tượng Phật ở quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình), rồi Đền Hùng...
Tất cả đều do bàn tay khéo léo, tinh tế của người thợ Kiêu Kỵ. Ông Nguyễn Hữu Thường, chủ một hộ sản xuất đồ gỗ ở làng nghề Phú Hòa (Thạch Thất) chia sẻ: “Bây giờ vẫn cứ nhờ vào việc nghe tiếng tăm, người nọ truyền người kia để giới thiệu sản phẩm của mình thôi chứ làm quảng bá lớn thì còn xa lắm”.
Xây dựng thương hiệu – yếu và thiếu
Trong số các làng nghề, có lẽ Vạn Phúc là làng nghề “nhanh chân” trong việc xây dựng thương hiệu. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề cho biết: Từ năm 2006 Hiệp hội đã phối hợp với HTX lụa Vạn Phúc đăng ký bảo vệ thương hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ cho sản phẩm lụa Vạn Phúc mang tên “Lụa Hà Đông”.
Bước chân vào cổng làng Vạn Phúc, du khách có thể thấy ngay logo của thương hiệu trên biển chào. Ngoài ra, làng lụa còn có website riêng để quáng bá cho sản phẩm lụa.
Là một nghệ nhân và cũng là Chủ tịch Hiệp hội làng nghề, ông Chỉnh đã tìm cách đưa tên cơ sở sản xuất của mình lên biên lụa (tháng 4/2008) và hiện đang tìm hướng triển khai rộng ra toàn bộ hiệp hội. Khi đó, mỗi vuông lụa hay mỗi sản phẩm may sẵn đều có thương hiệu lụa Hà Đông trên đó. Tuy nhiên, hiện công việc này vẫn gặp khá nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư.
Còn nghệ nhân Nguyễn Thư Viện thì lại đầy trăn trở về việc tạo thương hiệu cho đồ gỗ Chàng Sơn. Ông Viện cho hay, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã giúp đỡ, tạo dựng quan hệ để các hộ sản xuất ở Chàng Sơn mang sản phẩm ra trưng bày tại Mê Linh Plaza. Tuy nhiên, do khó khăn chung của nền kinh tế nên sản phẩm không chạy lắm.
Hơn nữa, sau 3 tháng các hộ phải trả phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm. Vì thế, việc quảng bá sản phẩm gặp không ít khó khăn. Về chiến lược dài hơi hơn là xây dựng thương hiệu độc quyền và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là internet (qua các website) thì vẫn còn cả một chặng đường dài.
Một trong những nguyên nhân của khó khăn trên là sản xuất trong các làng nghề nặng hiện còn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm. Thế nên, để xây dựng thương hiệu chung không phải chuyện dễ.
Bà Phạm Thị Thúy, chủ doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ Khánh Linh ở làng đồ gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng – Hải Dương) cho biết: “Hiện nay tôi đang phải học thêm ngoại ngữ và maketing, chuẩn bị cho việc thành lập một website để giới thiệu sản phẩm.
Đồ gỗ mỹ nghệ Đông Giao có ưu thế là 80 % làm thủ công nên khá tinh xảo, có hồn. Vì thế, lập website không chỉ để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng trong nước mà còn ra thế giới”.
Theo Kinh tế đô thị
Chủ đề liên quan:
- So sánh Điều 72 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 45 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 55 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 39 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 4 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 29 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ
- So sánh Điều 46 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
Hỗ trợ khách hàng

LUẬT SƯ HỖ TRỢ
0938188889 - 0387696666
0938188889 - 0387696666
Chứng chỉ năng lực xây dựng và dịch vụ xin cấp và gia hạn
Chứng chỉ năng lực xây dựng có gia hạn được không? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Theo quy định tại ...