Lô đất và thửa đất?
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ; được gắn mã định danh duy nhất.
Lô đất, thửa đất được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, trong nhiều trường hợp, lô đất và thửa đất được người dân sử dụng đồng nhất và thay thế nhau. Tuy nhiên, lô đất và thửa đất có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Định nghĩa
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ (theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Lô đất bao gồm một hoặc nhiều thửa đất liền kề có chức năng sử dụng đất giống nhau được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông, các đường ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác (theo Thông tư 01/2021/TT-BXD).
Số lượng thửa đất
01 thửa đất.
Lô đất có một hoặc nhiều thửa đất.
Căn cứ xác định
Thửa đất xác định bằng ranh giới trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
Lô đất xác định bằng các tuyến đường giao thông, đường ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác.
Thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thửa đất thể hiện tại trang 2 của giấy chứng nhận (sổ hồng, sổ đỏ).
Lô đất không thể hiện trong giấy chứng nhận.
Pháp luật điều chỉnh
Thửa đất: Pháp luật đất đai.
Lô đất: Pháp luật về xây dựng.
Lô đất có được cấp sổ đỏ?
Theo Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận cho cả lô đất (trường hợp có nhiều thửa đất) với điều kiện lô đất đó gồm nhiều thửa đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn mà người sử dụng đất đó có yêu cầu.
Căn cứ pháp lý
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 hợp nhất Luật đất đai;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTNMT ngày 12 tháng 9 năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTNMT ngày 07 tháng 8 năm 2020 hợp nhất Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;
– Thông tư 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tư 05/2017/TT-BTNMT ngày 25 tháng 04 năm 2017 Quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
Thửa đất là gì?
Thửa đất là một trong những chế định pháp lý của nhà nước. Nó được quy định rõ ràng tại các Điều Luật, văn bản quản lí đất đai của Việt Nam. Theo đó, khái niệm thửa đất được quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 hợp nhất Luật đất đai như sau: Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Hiểu một cách đơn giản thửa đất chính là phần đất có ranh giới đã được xác định rõ các thông tin về mục đích, vị trí, số thửa. Việc xác định diện tích này được cơ quan địa chính đo đạc theo luật định một cách chính xác.
Việc xác định diện tích, hình dáng cũng như vị trí của thửa đất cần tuân theo những biện pháp đo đạc kỹ càng. Quá trình khảo sát, thu nhập thông tin sẽ giúp đơn vị quản lí xây dựng bản đồ chi tiết cũng như đo đạc đất một cách chính xác nhất. Hiện nay công tác quản lí, xử lí tranh chấp các thửa đất do cơ quan địa chính chịu trách nhiệm. Khi có bất kì thắc mắc, kiến nghị nào, người dân có thể liên hệ với đơn vị này để được hỗ trợ, giúp đỡ.
Chủ đề liên quan:
- Quy hoạch sử dụng đất là gì?
- Lô đất, thửa đất và khu đất khác nhau thế nào?
- Luật đất đai sửa đổi dự thảo
- Mục tiêu của việc quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất và ý nghĩa
Hỗ trợ khách hàng

0938188889 - 0387696666