Banner

So sánh Điều 33 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022

Điều 33. Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ được quy định tại Luật nhà ở 2014 trong khi đó Điều 33 của Luật nhà ở dự thảo 2022 thì lại quy định các nội dung của Điều 168 Luật nhà ở 2014 và được tách điều 168 thành 2 Điều là Điều 32 và Điều 33 Luật nhà ở 2022. Điều này cho thấy tính chất quan trọng của Điều 168 Luật nhà ở 2014. Cụ thể là:

---------

Điều 33. Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ Luật nhà ở 2014 )

1. Tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ.

2. Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc chi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.

3. Giá thuê nhà ở công vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này quyết định và được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.

4. Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhà ở thương mại theo quy định của Chính phủ.

--------------

Còn tại Điều 33 Luật nhà ở dự thảo 2022 thì quy định về:  Kỳ xây dựng Chiến lược và thẩm quyền phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (sửa đổi, bổ sung Điều 168) - (  Luật nhà ở dự thảo 2022 )

1. Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia là 10 năm và có tầm nhìn là 25 năm. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ Chiến lược.

2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người, chất lượng nhà ở tại đô thị, nông thôn và toàn quốc phải được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.


Chủ đề liên quan: