So sánh Điều 88 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
Tại Điều 88 Luật nhà ở 2022 dự thảo quy định về Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được sửa đổi, bổ sung Điều 49 Luật nhà ở 2014
==========
Điều 88. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (sửa đổi, bổ sung Điều 49)( Luật nhà ở dự thảo 2022 )
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 90 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
1. Người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế.
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân và viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
11. Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
------
------------
Còn tại Luật nhà ở 2014 quy định về:( Luật nhà ở 2014)
Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
b) Bồi thường cho người khác trong trường hợp gây thiệt hại;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.
Chủ đề liên quan:
- So sánh Điều 27 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 21 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 5 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 62 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 73 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 51 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 19 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 43 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
Hỗ trợ khách hàng

0938188889 - 0387696666