Banner

Tổng giám đốc VVFC trình bày tham luận định giá thương hiệu thời hội nhập

Hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT VVFC - Ông Vũ An Khang đã có bài tham luận trình bày tại Hội thảo về định giá thương hiệu thời hội nhập với bài viết "Nhu cầu Định giá tài sản trí tuệ và các vấn đề tài chính, kế toán có liên quan"

1. Khái niệm về tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ là một loại đặc biệt của tài sản vô hình, đây là tài sản do trí tuệ con người sáng tạo ra, không thể xác định được bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị vì có khả năng sinh ra lợi nhuận và thường được pháp luật bảo vệ khỏi những sự sử dụng trái thẩm quyền.

Tài sản trí tuệ bao gồm: các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; các chương trình biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế; các kiểu dáng công nghiệp; các bí mật kinh doanh; các nhãn hiệu; bản quyền, bằng sáng chế, bí quyết thương mại, bí quyết kinh doanh; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn...

Với các doanh nghiệp, Tài sản trí tuệ đóng vai trò như là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc xây dựng, phát triển và sở hữu các tài sản trí tuệ, uy tín và vị thế của doanh nghiệp luôn được củng cố và mở rộng; khả năng cạnh tranh, thị phần và doanh thu của doanh nghiệp được nâng cao.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – Tài sản cố định vô hình:

+    Khái niệm: Tài sản trí tuệ (Intellectual Property) chỉ là một bộ phận của Tài sản cố định vô hình của Doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

+ Các loại tài sản trí tuệ được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam:

▪ Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

▪ Nhãn hiệu hàng hóa: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

▪ Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

▪   ......

 

2. Nhu cầu định giá tài sản trí tuệ  

Khi nói về giá trị của một doanh nghiệp là nói đến cả về giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình mà tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nhận thức được tài sản trí tuệ mà mình đang sở hữu, gía trị của những tài sản này từ đó khai thác sử dụng theo cách có hiệu quả nhất. Do vậy nhu cầu định giá tài sản trớ tuệ cú ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp doanh nghiệp biết được giá trị các tài sản trí tuệ của mỡnh từ đó sẽ có những quyết sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp.

          Trong các trường hợp sau đây việc định giá tài sản trí tuệ là rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là: thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; định giá doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó được bán, sáp nhập vào một doanh nghiệp khác; định giá doanh nghiệp nhằm mục đích quản lý tài sản, phát hành cổ phiếu ra công chúng; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại; xác định mức thiệt hại trong các tranh chấp về sở hữu trí tuệ; góp vốn đầu tư vào các dự án, góp vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp.

So với cơ chế kế hoach hoá tập trung trước đây khi định giá doanh nghiêp chỉ quan tâm đến giá trị tài sản hữu hình, chưa quan tâm đến giá trị tài sản vô  hình, thì trong những năm gần đây việc xác định giá trị doanh nghiệp đã được quan tâm đến giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính toán lợi thế doanh nghiệp nhưng mới chỉ dừng lại theo công thức cứng đó là: Xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lói suất trỏi phiếu Chính phủ và gần đây tại Thông tư  số146/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định số 109/2007/NĐ-CP  ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển công ty 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần đã bổ sung thêm việc xác định lợi thế doanh nghiệp trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu. Đây là một bước tiến lớn về  xác định gía trị tài sản vô hình nói chung trong đó có tài sản trí tuệ của doanh  nghiệp nói riêng. Tại Thông tư này ngoài  tài sản vô hình về lợi thế địa lý mới được tính thêm gía trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhón hiệu, tờn thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo ra, xây dựng và bảo vệ nhón mỏc, tờn thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bỏ, giới thiệu sản phẩm, cụng ty; xõy dựng trang web...).  Và với cách tính theo công thức như vậy rõ ràng còn chưa tính hết giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mà như chúng ta đã thống nhất ở trên là một loại tài sản vô hình vô cùng quan trọng, nhất là đối với doanh nghiệp có số lượng tài sản trí tuệ lớn và mang lại dòng thu nhập cao.

Trong bối cảnh  toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì việc thực  hiện đầy đủ luật pháp về sở hữu trí tuệ đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ của mình trong đó có việc  nhận dạng và xác định đúng giá trị các tài sản trí tuệ để giúp các doanh nghiệp đứng vững và cạnh tranh được trên thương trường trong nước và quốc tế.

Với tình hình như vậy để tránh việc mất vốn (vốn tài sản trí tuệ, tài sản vô hình) khi cổ phần hoá và bán doanh nghiệp  nhà nước. Tránh thua thiệt cho doanh nghiệp trong nước khi liên doanh với nước ngoài, cho các doanh nghiệp khi thực  hiện các giao dịch mua, bán và thậm chí còn đê rtránh thất thu thuế cho nhà nước... thì việc  nhận dạng và xác định đúng giá trị các tài sản trí tuệ là hết sức cần thiết với Việt Nam hiện nay, và nhu cầu này đang ngày càng lớn và rất cần  phải đáp ứng một cách kịp thời thông qua các tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Triển vọng đối với công tác Định giá Tài sản trí tuệ

Sau thời gian “nở rộ” của Thị trường chứng khoán vừa qua, VN-Index đang dần dần thể hiện mình là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Chỉ số VN-Index phần nào thể hiện được sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào mức độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Việt Nam đang trải qua những bước đi như của Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc,... chính vì thế, sau khi mà hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, một loạt các DNNN được cổ phần hóa, các công ty đại chúng dần được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì: (1) Nhu cầu được nhận những thông tin minh bạch, những thông tin thể hiện đúng tiềm năng và tài sản của doanh nghiệp mà mình đầu tư của những nhà đầu tư sẽ được nâng lên; (2) Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các hoạt động mua bán, hợp nhất doanh nghiệp cũng phát triển theo. Chính những lý do này cho thấy triển vọng phát triển của “mảnh đất” định giá mà từ trước đến nay ít người quan tâm đến. Và hơn nữa, “mảnh đất” này, dần dần chỉ có những doanh nghiệp nào thực sự mạnh về định giá tài sản vô hình mới có khả năng nắm giữ.

3. Một số Đặc điểm cơ bản của tài sản trí tuệ dưới giác độ kế toán Việt Nam hiện  nay 

- Nguyên tắc xác định nguyªn gi¸ tài sản trí tuệ nói riêng và tài sản vô hình nói chung vẫn trên cơ sở giá phí (nguyên tắc kế toán chung đã được thừa nhận của Hiệp hội kế toán quốc tế). Nguyªn gi¸ tài sản trí tuệ được phản ánh trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp theo giá phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản đó. Do vậy trong trường hợp doanh nghiệp không bỏ ra các chi phí để tạo ra tài sản này thì nó không được phản ánh trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp.

- Giống như các tài sản khác, Tài sản trí tuệ cũng được mua bán trên thị trường và luôn luôn có giá trị. Hầu hết các doanh nghiệp đều có các tài sản trí tuệ và các tài sản này khi được sử dụng đều mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau. Việc phản ánh vào sổ sách kế toán đối với tài sản trí tuệ phải theo đúng các tiêu chuẩn kế toán của từng nước. Ở Việt Nam đó là  Chuẩn mức kế toán số 04 “Tài sản cố định vô  hình” và một số Quy định liờn quan khỏc như khấu hao tài sản cố định.

- Mỗi tài sản trí tuệ phải được ghi nhận vào sổ kế toán theo đúng nguyên  giá của nó  và nguyên giá này được sử dụng làm căn cứ để khấu hao. Nguyên giá tài sản trí tuệ là tất cả các chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản này… Khấu hao tài sản trớ tuệ cho phép một công ty hạch toán được chi phí thực của mỡnh, qua đó các chỉ tiêu thu nhập, lợi nhuận được tính toán chính xác hơn. Tại Việt Nam, việc khấu hao tài sản trí tuệ (chưa có quy định riêng mà được hiểu là thuộc nhóm tài sản vô hình) đang được thực hiện theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định về xác định nguyên giá một số loại tài sản trí tuệ như sau:

*Bản quyền, bằng sáng chế:

Nguyên giá của tài sản cố định là bản quyền, bằng sáng chế: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có bản quyền, bằng sáng chế.

* Nhãn hiệu, tên thương mại:

Nguyên giá của tài sản cố định là nhãn hiệu: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu.

* Phần mềm máy vi tính:

Nguyên giá của tài sản cố định là phần mềm máy vi tính (trong Trường hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan): là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

Về khấu hao tài sản trí tuệ, tại Điều 11 Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định  về việc xác định thời gian sử dụng tài sản vô hình (trong đó có tài sản trí tuệ) để khấu hao như sau:

Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm và việc tính toán mức khấu hao được thực hiện chủ yếu theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

4. Những vấn đề còn tồn tại về kế toán tài sản trí tuệ ở Việt Nam hiện nay 

Tõ nguyên tắc về việc ghi chép kế toán trªn cho thÊy chỉ có những tài sản trÝ tuÖ (hay tµi s¶n vô hình nào) thực tế có chi phí phát sinh thi mới được xem xét để ghi nhận, ngoài ra nếu không có căn cứ vÒ phát sinh chi phí đều không được phép ghi nhận vào sổ sách kế toán.

Nh  vËy còn rất nhiều các tài sản trÝ tuÖ khác thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của doanh nghiệp nhưng chế ®é kÕ to¸n hiÖn t¹i lại chưa cho phép ghi nhận.

Mặt khác, do doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến tài sản trí tuệ cũng như làm thế nào để loại tài sản này mang lại dòng thu nhập cao nhất, hiệu quả nhất nên trong thời gian qua việc  quan tâm xác định giá loại hình tài sản này một cách chính xác còn chưa được nhìn nhận đúng mức. Nếu chỉ dựa vào phương pháp chi phí để định giá tài sản, xác định  nguyên giá tài sản trí tuệ để đưa vào sổ sách kế toán cho mục đích khấu hao cũng như các mục đích góp vốn, mua, bán , giao, khoán, cho thuê, cổ phần hoá doanh  nghiệp…  thì trong rất nhiều trưòng hợp không phản ánh hết giá trị loại hình tài sản này.

Vấn đề này có thể được minh hoạ qua ví dụ về các loại tài sản trí tuệ sau:

          Thø nhÊt: Tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn? Chỉ được ghi nhận khi có được sự ràng buộc về pháp lý như bản quyền, quyền khai thác,... Hơn thế nữa, kế toán coi trọng nguyên tắc chi phí phát sinh nên cũng chỉ được phép ghi nhận những khoản chi phí đã hình thành nên quyền đó. Như vậy ở đây có sự bất cập: các khoản chi phí đó đúng là đã hình thành nên quyền đó, nhưng giá trị của quyền đó không phải chỉ là những khoản chi phí, mà có có thể là nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng. Giá trị này phải do thị trường quyết định. Đơn cử như là một công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, do có kiến thức về khoáng sản nên đã điều tra, thăm dò được một mỏ quặng, tổng chi phí từ khâu điều tra khảo sát đến khi có được giấy phép khai thác là A(VND). Nếu theo nguyên tắc kế toán thì quyền khai thác trên được ghi nhận là A (VND), trong khi đó, có rất nhiều khách hàng sẵn sàng trả một khoản tiền lớn hơn nhiều để có được quyền khai thác đó, chẳng hạn là B (VND). Vấn đề đặt ra là công ty này nên được phép ghi nhận trên Báo cáo tài chính của mình là A hay B? Và nếu ghi nhận là A hay B thì cái lợi cho công ty, cho nhà quản lý, cho nhà đầu tư là như thế nào? Đương nhiên, nếu ghi nhận là B thì thông tin về công ty là minh bạch, mọi nhà đầu tư đều biết. Còn nếu ghi là A thì liệu rằng tất cả mọi nhà đầu tư có biết hay không? Và khi đó, chính thông tin nội gián sẽ lại thể hiện được những mặt tiêu cực của nó.

Thứ hai: Đội ngũ nhân viên lành nghề? Ai cũng đều nhìn thấy chính đội ngũ nhân viên lành nghề, có kỹ thuật; ban lãnh đạo có chuyên môn, tài năng chính là một tài sản vô cùng to lớn của công ty. Vậy tại sao tài sản này lại không được ghi nhận trong bất kỳ một báo cáo nào của công ty? Phải chăng là do không định lượng được hay vì một lý do nào khác? Về quan điểm kế toán: Doanh nghiệp phải có quyền kiểm soát đối với tài sản, trong khi đó đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo thì công ty chỉ có thể kiểm soát được trong phạm vi thời gian hợp đồng lao động. Tuy nhiên, ở đây có thể thấy, chính sách cũng có thể cần phải cân nhắc đến việc xác định giá trị này theo thời gian, hay nói cách khác kết thúc một năm tài chính thì có thể xác định lại giá trị này. Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn? Cũng là những tài sản trí tuệ tương tự.

Thứ ba:  Lợi thế thương mại? Khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hay khi tiến hành cổ phần hóa (một hình thức chuyển giao, chia sẻ quyền sở hữu công ty) thì xuất hiện một khái niệm đó là Lợi thế thương mại. Tuy nhiên theo Luật của Việt Nam, thì chỉ khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thì Lợi thế thương mại mới được phép ghi nhận, còn tự bản thân doanh nghiệp mà tạo nên Lợi thế thương mại thì không được phép ghi nhận. Đây còn là vấn đề bất cập.

Thứ tư: Thương hiệu? những yếu tố nào cấu thành nên thương hiệu của một công ty? Theo quy định kế toán hiện hành, được hiểu thương hiệu chỉ có khi có chi phí để tạo nên thương hiệu. Trong thực tế không ít trường hợp như thương hiệu của một cụng ty B, không có giá trị trên sổ kế toán hoặc có giá trị rất nhỏ do chi phí rất ít, nhưng thương hiệu của công ty B lại có giá trị rất lớn, vì vậy khi một công ty A muốn dùng thương hiệu của công ty B và khi đó, người ta mới phải “ngồi” với nhau để xem Công ty A muốn dùng thương hiệu của Công ty B thì phải trả cho Công ty B bao nhiêu tiền? Và khi đó giá trị của thương hiệu Công ty B mới được tính toán, và được ghi nhận một phần trên Báo cáo tài chính của mình. Hay nói cách khác, khi thực tế có phát sinh thì khi đó mới quan tâm đến việc tính toán và ghi nhận, trình bày và công bố giá trị của những tài sản vô hình trong đó có tài sản trí tuệ,  và đây là thời điểm để biến cái vô hình thành cái hữu hình. Còn khi không phát sinh thì tài sản này bị lãng quên, cũng như tên gọi của nó: “vô hình”.


Hệ quả:

Chính việc không xác định, ghi nhận, trình bày và công bố giá trị của những tài sản trí tuệ nói riêng và tài sản vô hình nói chung đã tạo nên những hệ quả nhất định trong việc phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Chỉ đơn cử khi xem xét giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết và giá trị sổ sách của chúng, hay giá trị khi định giá doanh nghiệp và giá trị khi IPO thành công. Chênh lệch đấy là từ đâu mà có: phải chăng do kỳ vọng của nhà đầu tư? Đúng. Nhưng nhà đầu tư kỳ vọng dựa trên cơ sở nào? có phải là một sự ước vọng? Không. Vấn đề là nhà đầu tư kỳ vọng dựa trên những tài sản vô hình mà chưa được tính đến khi định giá doanh nghiệp. Trong những tài sản đó, cã tài sản trí tuệ vẫn còn đang bàn cãi ở trên.

5. Nguyên nhân của những tồn tại:

          Trong phạm vi nghiên cứu của mình, có thể rút ra được một số nguyên nhân chính của tồn tại trên như sau:

          Một là: Do sự khác biệt giữa khái niệm và nguyên tắc ghi nhận của kế toán về tài sản vô hình và khái niệm về tài sản vô hình nói chung, tài sản trí tuệ nói riêng. Kế toán ghi nhận giá trị tài sản vô hình là cho phép doanh nghiệp được khấu hao giá trị đó, hay nói cách khác khoản mục này sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn nhờ “lá chắn thuế”. Chính vì thế nguyên tắc chi phí phát sinh được kế toán sử dụng trong việc ghi nhận tài sản vô hình.

Hai là: Do lịch sử để lại nên các vấn đề liên quan đến tài sản vô hình vẫn còn rất mới đối với những nhà quản trị công ty, cũng là vấn đề lúng túng trong công tác quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước.

Ba là: Do Việt Nam chưa có được những doanh nghiệp định giá thËt chuyªn nghiÖp để có thể đưa ra một mức giá xác đáng cho giá trị những tài sản vô hình trong đó có tài sản trí tuệ  mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, sở hữu; điều này cũng do một số nguyên nhân sau:

ü Nền kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn ch a hoµn chØnh nên cơ sở dữ liệu dựa vào thị trường để phân tích thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu sử dụng phương pháp chi phí thì không phản ánh hết giá trị, nếu sử dụng phương pháp so sánh thì không có “đối chứng”, còn nếu sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền thì khó xác định được các hệ số như: tốc độ tăng trưởng, suất chiết khấu, ...mét c¸ch chÝnh x¸c.

ü Định giá tài sản vô hình nói chung, tài sản trí tuệ nói riêng còn là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam. Năng lực, kinh nghiệm của các công ty định giá của Việt Nam còn hạn chế, chưa áp dụng hiệu quả được những phương pháp định giá tiên tiến trên thế giới.

6. Giải pháp kiến nghị:

6.1        Kiến nghị đối với chính sách vĩ mô:

ü Nhà nước cần phải có những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn về tài sản vô hình nói chung, tài sản trí tuệ nãi riªng, phân loại và ghi nhận tài sản vô hình. Đồng ý rằng, theo nguyên tắc kế toán, chi phí thực tế phát sinh là cơ sở để ghi nhận giá trị tài sản vô hình, từ đó doanh nghiệp được trích khấu hao. Tuy nhiên, cũng có thể cho phép doanh nghiệp xác định giá trị tài sản vô hình để được ghi nhận trong Báo cáo tài chính, trong đó phân biệt giữa giá trị được trích khấu hao và giá trị không được trích khấu hao. Đồng thời, để thể hiện được chính xác giá trị của tài sản này thì hàng năm các doanh nghiệp cần phải được các tổ chức định giá xác định lại giá trị của các tài sản vô hình này.

ü Nhà nước cần ban hành chi tiết và đầy đủ những tiêu chuẩn về thÈm định giá, trong đó cần kế thừa những tri thức của các nước phát triển, cũng giống như trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán có một bộ Chuẩn mực để thực hiện. Đặc biệt là tiêu chuẩn về định giá tài sản vô hình.

ü Nâng cao vai trò của Hội Thẩm định giá Việt Nam, để từng bước hoàn thiện một lĩnh vực, một dịch vụ chuyên nghiệp quan trọng của nền kinh tế, lĩnh vực “Định giá”.

ü Xây dựng một chính sách phù hợp, nhất quán và đồng bộ giữa định giá tài sản trí tuệ và chế độ kế toán kiểm toán để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản sở hữu trí tuệ nói riêng.

6.2 Đối với các Công ty định giá:

ü Cần tham gia cùng với Hội và các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng các Tiêu chuẩn về Thẩm định giá của Việt Nam; đặc biệt là tiêu chuẩn về định giá tài sản vô hình.

ü Cần đào tạo đội ngũ thẩm định viên vÒ gÝa tài sản vô hình nói chung, tài sản trí tuệ nãi riªng có trình độ chuyên môn cao, xây dựng các mô hình định giá theo với các tiêu chuẩn của Việt Nam và thông lệ quốc tế, phù hợp với tình hình nền kinh tế của Việt Nam.

ü     Phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức, công ty Định giá quốc tế để nâng cao năng lực về lĩnh vực định giá của mình.



Vũ An Khang

 Chủ tịch HĐQT,  TGĐ Công ty  V.V.F.C

Chủ đề liên quan: