Những trường hợp phải định giá tài sản sở hữu trí tuệ
Việc định giá các tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng như định giá nhãn hiệu đang là một vấn đề rất mới. Xin quý báo cho biết thông tin cụ thể về: Định giá tài sản sở hữu trí tuệ là gì? Trong những trường hợp nào thì cần phải định giá? Muốn định giá nhãn hiệu thì làm thế nào?
Trả lời:
Tài sản trí tuệ (TSTT) là một loại tài sản vô hình có giá trị lớn và ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cũng như từng quốc gia. TSTT có thể tạo ra sức mạnh và năng lực cạnh tranh trên thương trường cho chủ sở hữu tài sản. Do đó, định giá một TSTT là công việc hết sức quan trọng.
Định giá một TSTT được hiểu là xác định đúng giá thị trường của tài sản đó. TSTT có giá trị bằng giá trị được bán tại thời điểm bán, với điều kiện giao dịch mua bán diễn ra công bằng, bên bán và bên mua có đầy đủ thông tin và không bên nào bị ép buộc.
TSTT của một doanh nghiệp được định giá khi doanh nghiệp cần: Chuyển nhượng hoặc mua một TSTT; chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp; định giá doanh nghiệp để cổ đông biết; sáp nhập hoặc mua doanh nghiệp; tư nhân hóa một doanh nghiệp công; tăng vốn; cổ phần hóa; li-xăng một TSTT; xác định quyền lợi thế chấp; trả nợ khi phá sản...
Các tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, xe cộ... được định giá rõ ràng và cụ thể. Nhưng các mục liệt kê các giá trị của quyền SHTT về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế... lại thường xuyên bị "bỏ quên". Đa số các doanh nghiệp thường bỏ qua việc định giá các tài sản SHTT. Việc này làm giảm giá trị tài sản cũng như giảm khả năng phát triển lợi thế kinh doanh thông qua các quyền SHTT mà doanh nghiệp có được.
Mặt khác, về mặt pháp lý, nước ta còn thiếu các văn bản pháp luật quy định về định giá tài sản SHTT, đồng thời cũng chưa có một cơ quan nào đứng ra nghiên cứu các phương pháp đánh giá tài sản SHTT.
Muốn định giá nhãn hiệu, bạn có thể thuê các Công ty kiểm toán hoặc một vài tổ chức dịch vụ đại diện sở hưu công nghiệp tại Việt Nam.
Chủ đề liên quan:
- Mười nguyên tắc xây dựng thương hiệu
- Nghệ thuật phát triển thương hiệu của Starkist
- Quy luật tín nhiệm với thương hiệu
- Nhãn hiệu hàng hóa là gì? hiểu thế nào cho đúng
- Nghiên cứu mô hình định giá thương hiệu
- Thủ tục khiếu nại liên quan đến các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền.
- Xây dựng thương hiệu: Những hạn chế về gắn kết
- Xây dựng một thương hiệu mạnh với giá bán thấp
Hỗ trợ khách hàng

LUẬT SƯ HỖ TRỢ
0938188889 - 0387696666
0938188889 - 0387696666
Chứng chỉ năng lực xây dựng và dịch vụ xin cấp và gia hạn
Chứng chỉ năng lực xây dựng có gia hạn được không? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Theo quy định tại ...