Phân loại tội phạm và cấu thành tội phạm khi nào?
Phân loại tội phạm theo Luật Việt Nam:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội phạm câu thành khi nào?
Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố, đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một trong 4 yếu tố đó không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh, định khung hình phạt.
Chủ đề liên quan:
- Người tiến hành tố tụng tron luật hình sự gồm những ai?
- Áp giải là gì? Dẫn giải là gì?
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là gì?
- Trường hợp nào được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng?
- Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra hình sự
- Cơ quan tiền hành tố tụng và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Thay đổi Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành tố tụng hình sự
- Hậu quả của vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Hỗ trợ khách hàng

0938188889 - 0387696666