Vụ Án về C tròn , R tròn và Tê Mờ
Tôi và anh bạn tôi cùng hoạt động trong lĩnh vực Marketing, kinh nghiệm
cũng tích lũy được khá, tôi làm ở bộ phận bán hàng còn anh bạn thì được
phân công làm công tác phát triển thương hiệu. Công ty tôi đang phát
triển thêm một số sản phẩm mới và vì vậy cần phải thuê một số “chuyên
gia” thiết kế khác , mười mẫu logo được duyệt vào vòng cuối cùng, và tôi
cũng là một trong vài vị giám khảo “có mắt nghệ thuật “ trước khi trình
duyệt sếp tổng.
Sau khi xem xét được một hồi , bàn luận đủ thứ về màu sắc này nọ , tôi bỗng thấy một sự lạ là kí hiệu bên cạnh mỗi logo thì mỗi cái một khác, cái thì là C tròn ( © ), cái thì là R tròn ( ® ), cái thì lại là Tê mờ ( ™ ) , thấy thế nên tôi mới ướm hỏi thử các ông bạn đồng nghiệp xem là cái gì , trong phòng có 4 người, thì ngoài tôi ra, cả 3 người còn lại đều khẳng định “Nó là như nhau cả !” và người khẳng định hùng hồn nhất, không ai khác lại chính là người bạn của tôi. Toát mồ hôi vì cái sự lạ đó, kể ra mình đọc sách không nhiều nhưng mấy cái chữ nghĩa này thì cũng khó quên lắm. Thôi thì tri thức để sau, công việc trên hết, tôi đành tạm gác lại cái ý hỏi của mình, để tiếp tục chọn mẫu logo ưng ý và trình sếp.
Sáng hôm sau, 3 mẫu logo ưng ý nhất được đưa lên sếp xem, sếp tổng ưng lắm, bảo họa sĩ vẽ được, rồi bất chợt gọi chúng tôi lại hỏi nhỏ :” Tớ không thạo kí hiệu lắm, nhưng mà cái tròn tròn với kí hiệu bên cạnh nó là cái gì ấy nhỉ, tớ không rõ mấy”. Và cả 3 người kia lại đồng thanh hô vang “ Dạ thưa, chúng nó như nhau cả ạ!” Đến lúc này thì tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa, sao các bác phụ trách thương hiệu với biểu tượng mà lại thốt ra những câu ấy, sau vài phút đắn đo suy nghĩ, tôi lại phải lên tiếng đề tìm cách “dạy lại sếp”.
Sau khi xem xét được một hồi , bàn luận đủ thứ về màu sắc này nọ , tôi bỗng thấy một sự lạ là kí hiệu bên cạnh mỗi logo thì mỗi cái một khác, cái thì là C tròn ( © ), cái thì là R tròn ( ® ), cái thì lại là Tê mờ ( ™ ) , thấy thế nên tôi mới ướm hỏi thử các ông bạn đồng nghiệp xem là cái gì , trong phòng có 4 người, thì ngoài tôi ra, cả 3 người còn lại đều khẳng định “Nó là như nhau cả !” và người khẳng định hùng hồn nhất, không ai khác lại chính là người bạn của tôi. Toát mồ hôi vì cái sự lạ đó, kể ra mình đọc sách không nhiều nhưng mấy cái chữ nghĩa này thì cũng khó quên lắm. Thôi thì tri thức để sau, công việc trên hết, tôi đành tạm gác lại cái ý hỏi của mình, để tiếp tục chọn mẫu logo ưng ý và trình sếp.
Sáng hôm sau, 3 mẫu logo ưng ý nhất được đưa lên sếp xem, sếp tổng ưng lắm, bảo họa sĩ vẽ được, rồi bất chợt gọi chúng tôi lại hỏi nhỏ :” Tớ không thạo kí hiệu lắm, nhưng mà cái tròn tròn với kí hiệu bên cạnh nó là cái gì ấy nhỉ, tớ không rõ mấy”. Và cả 3 người kia lại đồng thanh hô vang “ Dạ thưa, chúng nó như nhau cả ạ!” Đến lúc này thì tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa, sao các bác phụ trách thương hiệu với biểu tượng mà lại thốt ra những câu ấy, sau vài phút đắn đo suy nghĩ, tôi lại phải lên tiếng đề tìm cách “dạy lại sếp”.
(Logo NIKE có chữ R nhỏ phía trên)
Bắt nguồn từ việc giải thích các kí hiệu, © là kí hiệu của Copyrighted , nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm ,dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm ,dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu ( Cơ quan quản lý sẽ bảo hộ tất cả các quyền lợi hợp pháp này)
Theo nghĩa đen, Copyrighted nghĩa là “quyền được sao chép y nguyên” không bỏ sót chi tiết nào đối với một sản phẩm ,dịch vụ hay một ý tưởng nào đó (nghĩa này được mấy chú kinh doanh hàng lậu thích lắm) còn theo nghĩa rộng hơn thì Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình , kiểu dáng công nghiệp.. và một số hình thức biểu hiện khác. Đại để nó giống như một quyền lợi cho phép người có quyền này sao chép, phát hành và sử dụng một sản phẩm trí tuệ nguyên bản.
™ lại là kí hiệu của Trademark ( thương hiệu), tài liệu về phần này thì vô kể, chắc các anh em cũng biết hết rồi, tuy nhiên tôi cũng phải nói rõ thêm rằng đôi khi ở một số quốc gia khác, người ta còn sử dụng cả SM ( Service Mark) cho các sản phẩm dịch vụ . Trong một số môi trường luật pháp, một thương hiệu chưa được đăng kí cũng có thể được doanh nghiệp gắn TM hoặc SM lên đó
® là Registered có nghĩa là đã được đăng ký -> tức là kí hiệu có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan pháp luật nào đó, vì vậy trong các trường hợp, nếu thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng kí hiệu này là hợp lý nhất.
Đến bây giờ thì người ngạc nhiên không phải là tôi nữa, mà là 3 anh bạn đồng nghiệp và kể cả sếp tôi, toàn bộ Logo thiết kế đều bị gửi lại để các chuyên gia thiết kế lại .
Theo marketingvietnam.net/F-Event
Chủ đề liên quan:
- Giải ngân FDI 6 tháng đầu năm đạt 5,4 tỷ USD
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ
- So sánh Điều 40 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 52 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 60 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 17 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- Top 10 thương hiệu ngân hàng trị giá 171 tỷ USD
- So sánh Điều 24 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
Hỗ trợ khách hàng
LUẬT SƯ HỖ TRỢ
0938188889 - 0387696666
0938188889 - 0387696666
Chứng chỉ năng lực xây dựng và dịch vụ xin cấp và gia hạn
Chứng chỉ năng lực xây dựng có gia hạn được không? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Theo quy định tại ...