Đi tìm triết lý của luật phá sản
Sự cần thiết của luật phá sản
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung do kiểm soát và định đoạt mọi nguồn
lực sản xuất, Nhà nước trở thành một xí nghiệp không lồ, các đơn vị kinh doanh
không có động lực để cạnh tranh, sự tồn tại của chúng được duy trì theo ý chí
của Nhà nước. Kinh tế bao cấp không cần tới luật phá sản. Dấu hiệu sụp đổ của
mô hình này có thể nhận thấy khi các doanh nghiệp "vượt rào", ngày
càng giành lấy nhiều quyền tự chủ trong hoạch định và tổ chức kinh doanh. Cùng
với sự gia nhập của đầu tư nước ngoài, sự nổi lòng tự do kinh doanh cho tư
nhân, môi trường cạnh tranh tái xuất hiện và trở nên gay gắt nhanh chóng ngay trên
thị trường nội địa, vai trò của Nhà nước với tư cách là một chủ đầu tư chịu
trách nhiệm hữu hạn trong các doanh nghiệp Nhà nước mới dần dần hiện rõ. Khi tự
do kinh doanh và cạnh tranh tái xuất hiện, nhu cầu điều tiết vỡ nợ các đơn vị
kinh tế vốn thuộc quyền quản lý của Nhà nước mới trở nên cấp bách. Đáng lưu ý:
nhu cầu điều chỉnh cấp bách bậc nhất của pháp luật phá sản trong các quốc gia
chuyển đổi chính là các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ hàng hoạt khi bước vào
cạnh tranh với một tư thế thiếu năng động so với khu vực kinh tế tư nhân và tư
bản nước ngoài. Năm 1986
Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu
lực từ ngày
Vì sao ít được dùng
Phá sản doanh nghiệp Nhà nước:
Nếu xem xét như một công cụ nhằm mục đích tái tổ chức doanh nghiệp Nhà nước, Luật PSDN 1993 có những hạn chế của nó, như đã được minh chứng trong các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể tóm lược ba nguyên nhân đã làm cho thủ tục phả sản doanh nghiệp Nhà nước ít xảy ra ở các nước này như sau:
1. Phá sản một doanh nghiệp lớn thưởng đe dọa đổ vỡ đây chuyền và thất nghiệp hàng loạt, uy hiếp trực tiếp tới ổn định xã hội. Vì lợi ích chính trị, các cơ quan chủ quan từ trung ương đến địa phương đều né tránh việc doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình bị thụ lý và tuyên bố phá sản để che lấp dấu hiệu quản lý kinh tế yếu kém. Sự can thiệp của chính trị thường mạnh mẽ hơn cả pháp luật, bởi vậy khi giới hoạch định chính sách dè dặt với phá sản, thì công cụ này ít được.
2. Trong khi phương Tây dùng luật phá sản để tạo cơ hội cho chủ nợ can thiệp vào điều hành và tái cơ cấu doanh nghiệp mắc nợ, các chủ nợ trong những nền kinh tế chuyển đổi thường là Ngân hàng và các doanh nghiệp Nhà nước khác. Một khoản nợ tuy không dễ đòi, song vẫn thuộc sản nghiệp của chủ nợ, van hiện hữu trên bảng kê tài sản. Bởi vậy, chủ nợ có nhiều lý do để tránh yêu cầu tòa án thanh lý sản nghiệp của doanh nghiệp mắc nợ.
3. Do hệ thống tư pháp chưa được chuẩn bị cho chức năng tái cơ cấu doanh nghiệp, phần việc này được thực hiện có hiệu quả hơn bởi các cơ quan hành chính quản lý kinh tế, quyết định cấp vốn bổ sung, hoãn nợ, xoá nợ, phân tách, sáp nhập, cho thuê, khóan hoặc bán doanh nghiệp cho tư nhân suy cho cùng là những cuộc phẫu thuật giải quyết tình trạng nợ đọng hoặc vỡ nợ tiềm ẩn của doanh nghiệp Nhà nước. Khác với phương Tây, ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi những biện pháp này phần lớn không được thực hiện bởi toà án và các chủ nợ, mà bởi sự can thiệp của cơ quan hành chính.
Tóm lại, phá sản chỉ là một trong vô số phương cách tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Chữa trị căn bệnh mất khả năng thanh toán trong điều kiện hệ thống tư pháp, kế toán, kiểm toán và bổ trợ tư pháp chưa phát triển cần dựa vào những thiết chế và công cụ đã có sẵn trong các nền kinh tế chuyển đổi. Việc vay mượn luật phá sản từ phương Tây vào nước ta cũng cần được nhìn nhận trong một bối cảnh như vậy.
Phá sản doanh nghiệp dân doanh:
|
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa - Sinh năm 1965 tại
Xuân Trường, Nam Định "... Một dân tộc biết suy tư, mơ ước và hành động để chế ngự đói nghèo và ganh đua với các dân tộc láng giềng là một dân tộc đang sống. Đóng cửa lại, tự cấp tự cung với đồng lúa và lệ làng, tự mãn với sự lạc điệu của riêng mình có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc chúng ta." >> Xem trang tác giả: Phạm Duy Nghĩa |
Số vụ phá sản doanh nghiệp dân doanh đã được toà thụ lý cho đến nay cũng rất
ít, cho thấy hiện tượng vỡ nợ đã được giải quyết bằng vô số phương cách tự
phát, mà chưa
1. Vỡ nợ suy cho cùng cũng là một tranh chấp kinh doanh kéo dài, cách giải
quyết tranh chấp của thương nhân Việt
2. Liên kết doanh nghiệp dựa trên quan hệ tạo ra những dây kinh doanh có chức năng dàn xếp mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên, nâng đỡ, ngăn ngừa vỡ nợ, hoặc nếu vỡ nợ xảy ra những dây kinh doanh này có những cách hành xử riêng, sự chuyển giao tài sản của người vỡ nợ cho các chủ nợ diễn ra trong nội hộ các dây kinh doanh này, ẩn dưới những hợp đồng gán nợ, sang tên, chuyển nhượng.
3. Do Luật PSDN 1993 không tuyên bố xoá nợ vĩnh viễn đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, người, hộ kinh doanh (cá thể), các thành viên hợp danh trong các doanh nghiệp tư nhân vỡ nợ. Bởi vậy những người kinh doanh này không có lợi khi tự nguyện làm đơn yêu cầu toà tuyên bố phá sản.
4. Do tính chịu trách nhiệm hữu hạn được tiếp nhận trong các xã hội phương Đông không giống như phương Tây, tuyên bố phá sản không mang lại cho thành viên Công ty hoặc con nợ lợi ích của sự xóa nợ vĩnh viễn như ở phương Tây. Thêm nữa, vỡ nợ ẩn chứa nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, BLHS 1999 cung cấp vô số tội danh có thể vận dụng để trừng trị người vỡ nợ, người quản trị, điều hành các Công ty vỡ nợ. Bởi vậy những người thường này né tránh yêu cầu tuyên bố phá sản tự nguyện.
5. Do việc thi hành án đến nay vẫn kém hiệu quả, thứ tự ưu tiên thanh toán còn bất lợi cho chủ nợ dân doanh, bởi vậy phá sản bắt buộc doanh nghiệp mắc nợ chưa phải là sự lựa chọn tối ưu đối với nhiều chủ nợ.
Phá sản cá nhân:
Cá nhân nếu không tham gia kinh doanh mà vỡ nợ dân sự do vay mượn vì mục đích tiêu dùng, chưa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật phá sản hiện hành. Khi nhu cầu tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng gia tăng, có thể dự báo nhu cầu thiết lập một trật tự thanh toán nợ văn minh cho những người vỡ nợ dân sự, tránh tình trạng xiết nợ phần có vẻ tuỳ tiện đã bắt đầu diễn ra ở nước ta.
Nghiệp vụ của tòa án và hệ thống bổ trợ tư pháp:
Nếu nhìn nhận trình tự phá sản là một phương cách tái cơ cấu doanh nghiệp, hiệu quả của phương cách này phụ thuộc một cách đáng kể vào năng lực quản lý tài sản của tòa án, quản tài viên và hệ thung bổ trợ tư pháp. Trong khi hệ thống toà đặc tụng thụ lý việc phá sản đã hình thành từ hàng trăm năm nay ở phương Tây, hệ thống tư pháp nước ta mới đang tập làm quen với chức năng này. Từ triệu tập, chủ trì, điều hành các cuộc họp của chủ nợ, phê duyệt dự án tái cơ cấu, giám sát thực hiện, định giá sản nghiệp, kiểm kê công nợ và phát mại sản nghiệp của con nợ, cho đến thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tụ ưu tiên - toà án và hệ thống bổ trợ tư pháp Việt Nam đang đứng trước những thách thức nghiệp vụ mới lạ trong quản trị kinh doanh. Không chỉ là trừng phạt người vỡ nợ, phá sản trước hết là một cuộc phẫu thuật. Một khi thẩm phản, kiểm toán viên, quản trị viên, luật sư.. chưa tích luỹ đủ kỹ năng tối thiểu cho những cuộc phẫu thuật đó, căn bệnh mất khả năng thanh toán tất yếu sẽ được chữa trị bằng những thể chế và phương cách khác.
Một số nguyên nhân khác:
Doanh nhân chỉ sử dụng trình tự phá sản, khi niềm tin vào tòa án gia tăng. Chừng nào cơ hội đòi nợ đọng từ doanh nghiệp mắc nợ thông qua thủ tục phá sản còn thấp, thì trình tự phá sản chưa thể hấp dẫn chủ nợ. Trong bối cảnh pháp luật kế toán và kiểm toán mới bắt đầu được xây dựng, kỷ luật khai báo sổ sách trung thực cua doanh nhân thấp, hệ thống đăng ký bất động sản sơ khai, các dòng tiền chưa tập trung qua hệ thống ngân hàng, sự hoán đổi nợ thành cổ phần trong doanh nghiệp mắc nợ chưa diễn ra thuận tiện... trình tự phá sản chưa thể nhanh chóng trở thành một công cụ hiệu quả bảo vệ lợi ích các chủ nợ.
Một số góp ý dự thảo luật phá sản (sửa đổi)
Sau hơn mười năm thực hiện không thành công, Luật PSDN 1993 đang được xem xét sửa đổi. Vượt ra khỏi những hạn chế mang tính kỹ thuật lập pháp, tính chưa đồng bộ của các đạo luật tố tụng và cách triển khai thực hiện đạo luật này, cần xem xét nguyên nhân của sự bất thành này trong khung cảnh của nhiều công cụ tái tổ chức doanh nghiệp thua lỗ. Những bình luận tổng quan ở trên cho phép dự báo vai trò của pháp luật phá sản trong tương lai sẽ không thay đổi đáng kể.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, Luật phá sản sẽ vẫn chỉ là một công cụ tái tổ chức yếu ớt Tòa án sẽ không thể mau chóng thay thế các cơ quan hành chính chủ quản trong việc phục hồi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dân doanh, chừng nào khái niệm trách nhiệm hữu hạn chưa trở thành phổ biến và cá nhân chủ nợ không được tuyên bố miễn trách, chừng đó các thiết chế đòi nợ tập thể có sẵn trong xã hội Việt Nam sẽ thay thế Luật phá sản.
Mất khả năng thanh toán là dấu hiệu đầu tiên cần được làm rõ bởi pháp luật phá sản. Chỉ khi lâm vào tình trạng này, các thiết chế cua tái tổ chức hoặc thanh lý tư pháp mới dược áp dụng. Cần làm rõ và lựa chọn một trong hai khái niệm: (1) mất khả năng thanh toán và (2) lâm vào tình trạng phá sản. Tình trạng thua lỗ trầm trọng, kéo dài, không mang tính chất kẹt tiền tức thời này đã phần nào được nhận diện qua các dấu hiệu quy định tại Điều 6, Nghị định số 189/CP [1994].
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh các dấu hiệu này chỉ để suy đoán doanh nghiệp đang
mất khả năng thanh toán, chứ không có ý nghĩa doanh nghiệp đã phá sản, cần phải
thu hồi, phát mại và thanh lý sản nghiệp. Vì lý do đó, nhiều nước đã đổi tên
luật phá sản thành luật mất khả năng thanh toán. Thêm nữa, mất khả năng thanh
toán thường dựa trên tiêu chí không thanh toán nợ đến hạn (dòng tiền) hoặc tổng
nợ vượt quá tài sản có (cân đối tài sản). Muốn áp dụng rộng rãi luật mất khả
năng thanh toán như là một biện pháp tái cơ cấu, phải mởrộng và đơn giản hóa đối
tượng áp dụng, tránh dùng các tiêu chí khó định lượng. Cách quy định của Điều 3
Dự thảo,
Tên gọi của đạo luật,
Luật PSDN 1993 áp dụng cho "doanh nghiệp", không phân biệt phá sản
cá nhân và phá sản Công ty, phá sản trong kinh doanh và phá sản của người tiêu
dùng. Tuy nhiên đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản vẫn có thể bao gồm cá
nhân, ví dụ chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh trong các Công ty
hợp danh. Đối với cá nhân vỡ nợ, cần nhấn mạnh tuyên bố miễn trách, xoá nợ, tạo
cho họ cơ may lập nghiệp mới, một hệ quả đặc biệt mang tính nhân đạo của phá
sản cá nhân so với phá sản Công ty. Đối với Công ty vỡ nợ, cần phân tách sản
nghiệp Công ty và các thành viên, không nhầm lẫn giữa trách nhiệm của Công ty
và các thành viên. Điều 94 của Dự thảo có thế nên được xem xét chỉnh sửa
Toàn bộ sản nghiệp của con nợ sau khi có quyết định thụ lý vụ phá san của
toà án hợp thành một khối, gọi là tài sản phá sản. Luật PSDN 1993 chưa dùng
khái niệm này, mà chỉ dùng khái niệm “tài sản còn lại”, song chưa giải nghĩa rõ
ràng. Vì sự thiếu rõ ràng đó, cần định nghĩa... tài sản phá sản và phân biệt
khái niệm này với số tài sản qua phát mại mà thu hồi được để thanh toán cho các
chủ nợ
Theo Điều 39 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Tòa án đang
giải quyết vụ án kinh tế phải ra quyết định đình chỉ vụ án khi có quyết định mở
thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong khi đó, thẩm
quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
PGS – Tiến Sỹ Phạm Duy Nghĩa
Nguồn: Tạp chí Tia sáng
Chủ đề liên quan:
- Điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020
- So sánh Điều 69 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 8 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- Quy định về bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư
- So sánh Điều 74 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- Hộ dân không phân loại rác bị phạt đến một triệu đồng
- So sánh Điều 67 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
- So sánh Điều 49 Luật nhà ở 2014 và dự thảo Luật nhà ở 2022
Hỗ trợ khách hàng

0938188889 - 0387696666