Dịch vụ ly hôn của Luật sư
Đặc điểm hôn nhân là gì ?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, hôn nhân có những đặc điểm sau:
- Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ - là hôn nhân một vợ một chồng. Để đảm bảo nguyên tắ'c hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13). Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, do đó những người cùng giới tính không thể xác lập quan hệ hôn nhân với nhau.
- Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: Hai bên nam nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không bị cản trở. Sau khi kết hôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng.
- Nam nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Trong gia đình, mỗi bên vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt. Ngoài xã hội, với tư cách là công dân, mỗi bên vợ, chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cồng dân đã được Hiến pháp công nhận. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng còn thể hiện trong việc không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam háy người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào, quan hệ hôn nhân của họ đều được tôn trọng và bảo vệ (khoản 2 Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).
- Mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Do vậy, nếu nam nữ kết hôn là để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm để chung sống và xây dựng gia đình thì gọi là kết hôn giả tạo. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 cấm kết hôn giả tạo (điểm a, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).
- Các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi kết hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi chấm dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, do vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết) phải dựa trên những căn cứ pháp lý được pháp luật quy định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành có hai trường hợp ly hôn đó là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.
Trường hợp thuận tình ly hôn
Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp đơn phương ly hôn
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Hồ sơ thuận tình ly hôn
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
– Giấy xác nhận thông tin cư trú.
– Căn cước công dân của hai vợ chồng (Bản sao công chứng).
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
– Giấy khai sinh của con nếu có con chung (Bản sao công chứng).
– Các giấy tờ về tài sản chủng, nợ chung trong trường hợp có yêu cầu Tòa án ghi nhận thỏa thuận của vợ, chồng về việc phân chia vào quyết định công nhận thuận tình ly hôn (nếu có).
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ yêu cầu ly hôn, vợ chồng có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng (nếu hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì nôp tại Tòa án cấp tỉnh) hoặc gửi qua đường bưu điện.
Hồ sơ đơn phương ly hôn
– Đơn khởi kiện về việc ly hôn.
– Giấy xác nhận thông tin cư trú.
– Căn cước công dân của hai vợ chồng (Bản sao công chứng).
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
– Giấy khai sinh của con nếu có con chung (Bản sao công chứng).
– Trường hợp có yêu cầu chia tài sản chung thì phải có giấy tờ chứng minh về tài sản chung yêu cầu chia, cụ thể:
+ Nếu yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất thì phải có Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản chung yêu cầu phân chia.
+ Trường hợp yêu cầu chi tài sản chung là ô tô, xe máy thì phải có Bản sao Giấy đăng ký xe của tài sản chung yêu cầu phân chia.
+ Nếu tài sản chung là số tiền trong tài khoản ngân hàng thì phải có sao kê của ngân hàng kèm theo…
– Trường hợp có yêu cầu chia nợ chung thì phải có giấy tờ liên quan đến các khoản nợ chung, cụ thể:
+ Giấy vay tiền;
+ Hợp đồng vay tiền;
+ Hợp đồng thế chấp, cầm cố…
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương sẽ nộp hồ sơ tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của người bị kiện hoặc gửi qua đường bưu điện.
Chủ đề liên quan:
- Dịch vụ ly hôn đơn phương và thuận tình tại Gia Lâm
- Dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói tại Hoài Đức
- Dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói
- Dịch vụ ly hôn đơn phương và dịch vụ của Luật sư
- Dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói tại huyện Hà nội
Hỗ trợ khách hàng
0938188889 - 0387696666