Banner

Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

hoản 1, khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.”

Tố giác và tin báo về tội phạm có những điểm khác nhau sau:

- Về chủ thể cung cấp:

+ Tố giác về tội phạm: Chủ thể tố giác tội phạm là cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng.

+ Tin báo về tội phạm: Ngoài cá nhân, chủ thể báo tin về tội phạm còn bao gồm cơ quan, tổ chức.

- Về yếu tố phát hiện hành vi:

+ Tố giác về tội phạm: Chủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra.

+ Tin báo về tội phạm: Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác,... và báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Cá nhân có thể là chủ thể cung cấp tin báo về tội phạm, chủ thể tố giác tội phạm. 
========

Người tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố là một loại người tham gia tố tụng, họ cung cấp các thông tin về tội phạm làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, xác minh có hay không có dấu hiệu của tội phạm để quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định người tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố là chủ thể của tố tụng hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng. Khi tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố những người này có quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định để họ được bảo vệ, được thông báo, được khiếu nại kết quả giải quyết nguồn tin để ràng buộc trách nhiệm của họ, cũng như để đảm bảo mọi nguồn tin về tội phạm đều được xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cụ thể như sau:

- Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:

+  Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;

+ Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc


Chủ đề liên quan: